Các Kiến Nghị Sau Phiên Xét Xử; Việc Không Thể Bác Bỏ Từng Mục Phán Quyết Trọng Tài; Phán Quyết Vượt Yêu Cầu (Ultra Petita) (Quyết Định của Tòa Thượng Thẩm Tối Cao (Phòng Thương Mại) Số 1247/2010, Hồ Sơ Số 6136/2/2007 ngày 15 tháng 4 năm 2010)

Cơ sở Pháp lý:

Điều khoản trọng tài đình chỉ thẩm quyền xét xử chung lẽ ra đã có của tòa án.
Một trong những đặc trưng của trọng tài là xét xử nhanh chóng một vụ kiện nhưng không được tước đi một số quyền cơ bản của các bên – là các quyền sẽ được đảm bảo nếu thi hành tố tụng theo cách khác. Cơ chế tuân thủ các quyền cơ bản này được thể hiện ở khả năng bác bỏ phán quyết trọng tài của tòa án.
Căn cứ pháp lý để bác bỏ phán quyết trọng tài là chủ thể của chính sách công và các bên không thể đình chỉ hoặc loại trừ các căn cứ này hoặc khả năng bác bỏ phán quyết của trọng tài.
Các kiến nghị sau phiên xét xử và bản trình bày sự việc được đưa vào chỉ một bản tóm tắt hồ sơ sau cùng của các bên không thể coi là đã được xét một cách hợp thức. Những kiến nghị này về mặt tố tụng là không có giá trị (không tồn tại).
Việc bác bỏ từng phần phán quyết của trọng tài (chỉ bác bỏ một hoặc vài phần nhưng không phải tất cả các lệnh đưa ra trong phán quyết trọng tài) là không thể được. Chỉ có thể bác bỏ toàn bộ phán quyết của trọng tài. Các căn cứ bác bỏ một phán quyết của trọng tài chỉ được áp dụng với một trong các lệnh cũng được áp dụng với các khoản khác trong lệnh.
Kiến nghị bác bỏ phán quyết của trọng tài không phải là biện pháp chế tài thường xuyên. Đó là cơ chế chỉnh sửa đặc thù (sui generis) được sử dụng để đảm bảo các quyền tố tụng cơ bản. Do vậy, các căn cứ bác bỏ phán quyết của trọng tài có ảnh hưởng đến toàn bộ quyết định về nội dung vụ kiện; khác với biện pháp chế tài thường được áp dụng trong quá trình tố tụng tại tòa, không thể bác bỏ chỉ một hoặc một số chứ không phải là tất cả các lệnh được đưa ra trong phán quyết trọng tài.
Khi tòa án ra quyết định về kiến nghị bác bỏ phán quyết của trọng tài trên cơ sở luận điểm cho rằng các trọng tài viên quyết định vượt yêu cầu (ultra petita), trước hết tòa án phải xác định phạm vi kiến nghị được đưa ra và được xét xử hợp thức (đơn kiện) làm cơ sở cho việc xét xử bằng trọng tài. Chỉ sau khi xác định được phạm vi của kiến nghị (đơn skiện) tòa án mới có thể quyết định được là phán quyết trọng tài có vượt yêu cầu hay không.

keywords

about the authors

Giáo sư Đại học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ, Cử nhân Kinh tế/Cử nhân Y khoa, Tiến sĩ Danh dự, Luật sư được công nhận và hành nghề tại Pra-ha/CZE (Chi nhánh N.J./Mỹ), Thành viên Hợp danh Cao cấp của các Văn phòng Luật Bělohlávek, Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế, Ostrava, CZE, Bộ môn Luật châu Âu và Quốc tế, Khoa Luật, trường Đại học Masaryk, Brno, CZE (thỉnh giảng), Chủ tịch Ủy ban Trọng tài ICC Ủy ban Quốc gia CZE, Trọng tài viên tại Pra-ha, Vienna, Kiev v.v. Thành viên ASA, DIS, Hội Trọng tài Áo. Phó Chủ tịch thứ Nhất của WJA – Hội Luật gia Thế giới, Washington D.C./Mỹ.