Tính Độc Lập của Thỏa Thuận Trọng Tài: Nguy Cơ Diễn Giải Rộng
pages 3 - 15
ABSTRACT:

Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài được công nhận là nguyên tắc cơ bản của trọng tài thương mại quốc tế. Ban đầu, khái niệm về tính độc lập được đề cập chi tiết nhằm củng cố điều khoản trọng tài, được các bên ký kết hợp thức, dù cho thỏa thuận cơ sở có thể không có hiệu lực. Mặc dù điều khoản này được coi là một điều khoản trong thỏa thuận nhưng nó vẫn giữ được tính độc lập với thỏa thuận do những mục tiêu cụ thể mà các bên theo đuổi. Dần dần nguyên tắc này đã trở nên quá ăn sâu vào tiềm thức của giới học giả và các luật sư hành nghề đến mức mối liên hệ giữa điều khoản trọng tài và thỏa thuận cơ sở không còn thu hút sự quan tâm của họ nữa. Sự lo lắng về các điều khoản trọng tài chuyển thành niềm tin thái quá vào sự chi phối của chúng đối với các điều khoản khác trong thỏa thuận. Do vậy, các trở ngại do các công cụ luật pháp quốc gia đặt ra nhằm ngăn chặn các thủ đoạn không lành mạnh trong các giao dịch kinh doanh quốc tế bị vô hiệu hóa bằng cách đưa vào điều khoản trọng tài đòi hỏi giải quyết tranh chấp không theo cách công khai mà theo cách riêng tư. Mục đích của bài sau đây là chứng minh sự áp dụng rộng rãi một cách vô lý tính độc lập của thỏa thuận trọng tài bằng cách xem xét các vụ kiện có liên quan trong thực tiễn trọng tài và tòa án.

keywords

about the authors

Vasily N. Anurov đang học để trở thành luật sư và là giảng viên Khoa Tư pháp Quốc tế, Viện Hàn lâm Pháp luật Nhà nước Mát-x-cơ-va, Trọng tài viên của Tòa án Trọng tài Thương mại Vilnius. Ngoài ra, ông còn có bằng Thạc sỹ loại giỏi về Pháp luật và Chính sách Khoáng sản (Dundee, Scotland).

e-mail: vasily.anurov@googlemail.com