Tính độc lập Trong Trọng Tài B2C: Mô Hình Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Của Châu Âu Có Thực Sự Thích Hợp Không?
pages 17 - 41
ABSTRACT:

Bảo vệ người tiêu dùng đã trở thành một hiện tượng pháp lý phải tính đến trên phạm vi toàn cầu, có nhiều tác động ngược lại, trong đó ngoài những hậu quả khác có tác động đến các hợp đồng ký kết giữa người tiêu dùng với các doanh nghiệp – có nghĩa là hợp đồng B2C. Trong khi con đường mà pháp luật EU lựa chọn là bảo hộ pháp lý đặc biệt (trên cơ sở pháp luật đặc biệt) và đưa ra các hạn chế thì Hoa Kỳ lại áp dụng mô hình dựa vào sự bảo hộ theo pháp luật chung về các nguyên tắc của hợp đồng. Tác giả cho rằng mô hình được áp dụng ở Hoa Kỳ hiệu quả hơn vì nó không ngăn chặn sự phát triển của các thị trường dựa vào tính độc lập cao (và cả trách nhiệm cũng cao) của tất cả các bên ký kết hợp đồng, trong đó có cả người tiêu dùng. Ông cho rằng “trách nhiệm” là mặt kia của vấn đề được dán mác “ tính độc lập” và phải được áp dụng theo nghĩa rộng, cả về phương diện các khía cạnh luật thực chất và khía cạnh tố tụng. Điều này cũng mở rộng sang các thỏa thuận trọng tài ký kết giữa người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Ông cho rằng không cần có các hạn chế đặc biệt trong trường hợp đưa các điều khoản trọng tài vào vào hợp đồng tiêu dùng và rằng thay vào đó, các nhà lập pháp cần tập trung vào việc làm thế nào để các nguyên tắc cơ bản của trọng tài được tôn trọng. Trong phần kết luận, tác giả thấy rằng mô hình của Châu Âu thường dẫn đến việc chính bản thân người tiêu dùng lạm dụng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng và rằng mô hình của Đức là một mô hình hiệu quả và hay, dung hòa giữa hệ thống hạn chế theo luật EU và mô hình của Hoa Kỳ.

keywords

about the authors

Giáo sư Đại học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ, Cử nhân Kinh tế/Cử nhân Y khoa, Tiến sĩ Danh dự, Luật sư được công nhận và hành nghề tại Pra-ha/CZE (Chi nhánh N.J./Mỹ), Thành viên Hợp danh Cao cấp của các Văn phòng Luật Bělohlávek, Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế, Ostrava, CZE, Bộ môn Luật châu Âu và Quốc tế, Khoa Luật, trường Đại học Masaryk, Brno, CZE (thỉnh giảng), Chủ tịch Ủy ban Trọng tài ICC Ủy ban Quốc gia CZE, Trọng tài viên tại Pra-ha, Vienna, Kiev v.v. Thành viên ASA, DIS, Hội Trọng tài Áo. Phó Chủ tịch thứ Nhất của WJA – Hội Luật gia Thế giới, Washington D.C./Mỹ.