Sử Dụng Hiệu Quả Bằng Chứng Minh Họa trong Trọng Tài Quốc Tế
pages 43 - 59
ABSTRACT:

Bài báo này đề cập đến việc sử dụng phương tiện trợ giúp hình ảnh - được gọi là “bằng chứng minh họa,” trong các vụ tố tụng trọng tài quốc tế. Thuật ngữ này đề cập đến những mô tả bằng hình ảnh và các tư liệu minh họa khác mà luật sư của các bên có thể đưa ra và truyền đạt các bằng chứng này cho các trọng tài viên một cách hiệu quả hơn. Tác giả tham khảo nguồn gốc của các công cụ truyền đạt này trong luật hình sự và trong tố tụng luật dân sự của Hoa Kỳ mà mục tiêu bao trùm là thuyết phục được bồi thẩm đoàn, và sau đó giải thích rằng phương tiện thuyết phục được sử dụng phổ biến trong các phòng xử án của Hoa Kỳ này không thể áp dụng khi biện hộ trước tòa và hội đồng trọng tài nếu không sửa đổi thêm (bởi theo nguyên tắc thì các trọng tài viên có kinh nghiệm khác với các thành viên bồi thẩm đoàn). Tác giả đề cập đến mức độ sử dụng “bằng chứng minh họa” để có thể mang lại ý nghĩa (hoặc thậm chí là nên áp dụng) trong các vụ tố tụng trọng tài quốc tế, đặc biệt là trong các vụ việc rất phức tạp về chuyên môn. Ông cũng nhấn mạnh rằng phải luôn luôn tính đến nước xuất xứ và văn hóa pháp luật đặc thù của các trọng tài viên. Trong phần kết luận, tác giả đưa ra một số lưu ý trong thực tiễn đối với trọng tài viên và luật sư của các bên.

keywords

about the authors

Tiến sỹ Bernd Ehle, Thạc sỹ Luật (Northwestern), MCIArb, Luật sư (Geneva), Luật sư (Rechtsanwalt) (Đức), là Thành viên Hợp danh của LALIVE (Geneva/Zurich). Tác giả chuyên về các tranh chấp quốc tế và đã làm luật sư và trọng tài trong nhiều vụ tố tụng trọng tài quốc tế do các luật tố tụng và luật nội dung khác nhau điều chỉnh. Ông là đồng chủ tịch Nhóm ASA Geneva, Hiệp hội Trọng tài Thụy Sỹ và là thành viên ủy ban của Viện Trọng tài (CIArb) Chi nhánh Châu Âu.

e-mail: behle@lalive.ch