Miễn Trừ Tuyệt Đối Hạn Chế: Sử Dụng Tính Độc Lập Của Các Bên Để Dung Hòa Miễn Trừ Tuyệt Đối với Tiêu Chí Miễn Trừ Thông Thoáng của Tòa Án Tối Cao Thụy Điển Trong Quyết Định Vụ Sedelmayer
pages 61 - 80
ABSTRACT:

Trong vụ Sedelmayer, Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đã khẳng định việc chấp nhận rõ rệt miễn trừ hạn chế trong thủ tục cưỡng chế với các quốc gia có chủ quyền. Mặc dù cơ sở mà Tòa Án Tối Cao Thụy Điển đưa ra rộng tới mức cho rằng miễn trừ quốc gia hạn chế được chấp nhận phổ biến như pháp luật quốc tế thông thường, quan điểm đó đã sớm bị bác bỏ khi tòa án tối cao ở Hồng Kông ra phán quyết ủng hộ miễn trừ tuyệt đối trong vụ FG Hemisphere Associates. Hoàn toàn trái ngược với quyết định của Hồng Kông, quyết định của Sedelmayer Thụy Điển đưa vào một ngoại lệ thương mại rất thông thoáng mà theo đó nhà nước phải có nghĩa vụ chứng minh rằng tài sản bị yêu cầu cưỡng chế chỉ được dùng vào “các mục đích chính thức”. Quyết định vụ Sedelmayer của Thụy Điển đáng chú ý ở chỗ là: (1) nó vẫn dựa vào Công Ước của Liên Hợp Quốc về Miễn Trừ Quốc Gia mặc dù Công Ước này không được phê duyệt, và (2) nó hình thành mối liên hệ tạm thời rằng “việc sử dụng và sử dụng có mục đích” phải được xác định một cách riêng biệt có dẫn chiếu đến thời gian của thủ tục cưỡng chế. Với những phán quyết khác nhau này, tác giả bài báo suy luận rằng những căng thẳng giữa các học thuyết tuyệt đối và hạn chế đối với miễn trừ chủ quyền là có thật. Cho đến khi Công Ước của Liên Hợp Quốc có thể hoà giải được bất kỳ xung đột nào như vậy, bài báo đề xuất sử dụng tính độc lập của các bên làm một phương cách khác nhằm giải quyết các xung đột trong tương lai. Thông qua việc nghiên cứu những bất cập trong các quy định về miễn trừ quốc gia đã được luật hóa, tác giả bài báo kết luận rằng các hiệp định đầu tư song phương (BIT) là cơ chế lý tưởng để làm sáng tỏ và thể hiện ý định của các bên về phạm vi của hoạt động thương mại mà có thể được miễn trừ không phải cưỡng chế.

keywords

about the authors

Cornel Marian là cộng tác viên của Trung tâm Tố tụng & Trọng tài Stockholm (SALC) Advokatbyrå. Ông là luật sư được đào tạo tại Mỹ, được công nhận trước các tòa án của Bang New York. Ông có bằng Thạc sỹ Luật về trọng tài thương mại quốc tế của Trường Đại học Stockholm.

e-mail: cornel.marian@salc.se

Dan Engström là thành viên hợp danh quản lý Trung tâm Tố tụng & Trọng tài Stockholm (SALC) Advokatbyrå – hãng luật đầu tiên ở Thụy Điển chỉ hành nghề trong lĩnh vực tố tụng và giải quyết tranh chấp. Các thành viên của SALC là luật sư và trọng tài viên ở Thụy Điển và nước ngoài.

e-mail: dan.engstrom@salc.se