Khả Năng Áp Dụng Tính Độc Lập Của Các Bên Trong Việc Chỉ Định Trọng Tài
pages 133 - 147
ABSTRACT:

Khái niệm tính độc lập của các bên trong xét xử trọng tài thường được đề cập đến trong bối cảnh lựa chọn luật nội dung hoặc quy tắc áp dụng. Trong khi mối quan hệ giữa các bên và các trọng tài đã được nghiên cứu nhiều thì các hệ lụy của tính độc lập của các bên đối với quá trình chỉ định trọng tài còn ít được quan tâm. Bài báo này cho rằng mối quan hệ giữa tính độc lập của các bên và việc chỉ định tòa án cũng đáng được nghiên cứu, xem việc chỉ định là do các bên, do các trọng tài viên, hay do những người khác hoặc tổ chức khác làm cơ quan chỉ định, vì quy định của tòa trọng tài cho thấy những yếu điểm có thể có của phán quyết trọng tài trong quá trình hủy bỏ hoặc thực thi trước toà án của các quốc gia khác nhau. Bài báo cũng đề cập đến những mặt hạn chế của tính độc lập của các bên trong việc chỉ định trọng tài và vai trò của những hạn chế này trong việc đảm bảo đáp ứng các điều kiện cần thiết để được xét xử công bằng và hợp thức trong tố tụng trọng tài.

keywords

about the authors

Tiến sỹ Luật Crenguta Leaua, giảng viên đại học về Luật Kinh doanh ở Trường Đại học Kinh tế tại Bucharest và giảng viên thỉnh giảng về Trọng tài Thương mại Quốc tế ở Trường Đại học “Petru Maior” ở Tg, Mures, Rumani; phó chủ tịch Tòa Trọng tài Thương mại Quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Rumani; thành viên đại diện Ủy ban ICC quốc gia của Rumani tại Ủy ban Trọng tài ICC; thành viên hợp danh quản lý hãng luật “Leaua & Asociatii” ở Bucharest, Rumani.

e-mail: crenguta.leaua@leaua.ro