Luật Áp Dụng đối với Nội Dung Tranh Chấp Đệ Trình Lên Trọng Tài Khi Các Bên Không Lựa Chọn Luật (Nhận Xét về Luật Pháp Ba Lan)
pages 191 - 210
ABSTRACT:

Đối tượng của nghiên cứu này là phân tích các xu hướng hiện nay về các yêu cầu đặt ra đối với các tòa trọng tài ở Ba Lan liên quan dến luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp khi các bên không chọn luật. Năm 2005, luật trọng tài của Ba Lan (phần thứ năm trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự) được sửa đổi đáng kể. Một trong những điều khoản mà nhà lập pháp bổ sung vào là Điều 1194, Khoản 1 BLTTDS – điều này đặt ra nghĩa vụ chung phải giải quyết tranh chấp theo “luật áp dụng” mà có thể được giải thích là đặt ra nghĩa vụ phải áp dụng tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng việc giải thích như vậy không có cơ sở cả ở trong chính Bộ Luật này lẫn ở các xu hướng hiện nay trong pháp luật trọng tài. Ở cấp độ lý thuyết về trọng tài và quyền xét xử, có hai cách tiếp cận chính mang tính thực tiễn liên quan đến vấn đề: “phương pháp gián tiếp” (các trọng tài viên áp dụng các quy tắc xung đột) hoặc “phương pháp trực tiếp” (việc chỉ định luật áp dụng mà không sử dụng cơ chế như vậy). Cả Điều 1194, Khoản 1 trong BLTTDS của Ba Lan lẫn các điều khoản khác trong Bộ Luật đều không cản trở việc áp dụng hai phương pháp này.

keywords

about the authors

Mateusz Pilich, Tiến sỹ Luật, Phó Giáo Sư – Trưởng bộ môn Tư pháp Quốc tế và Luật Thương mại tại Khoa Luật, Trường Đại học Vác-xa-va, Ba Lan; Thành viên Văn phòng Nghiên cứu và Phân tích ở Tòa án Tối cao Cộng hòa Ba Lan.

e-mail: m.pilich@wpia.uw.edu.pl